Đặc trưng Gađolini

Gadolini là một kim loại đất hiếm mềm dễ uốn màu trắng bạc với ánh kim. Nó kết tinh ở dạng alpha đóng kín lục phương khi ở điều kiện gần nhiệt độ phòng, nhưng khi bị nung nóng tới 1.508 K hay cao hơn thì nó chuyển sang dạng beta là cấu trúc lập phương tâm khối.

Không giống như các nguyên tố đất hiếm khác, gadolini tương đối ổn định trong không khí khô. Tuy nhiên, nó bị xỉn nhanh trong không khí ẩm, tạo thành một lớp ôxít dễ bong ra làm cho kim loại này tiếp tục bị ăn mòn. Gadolini phản ứng chậm với nước và bị hòa tan trong axít loãng.

Gd157 có tiết diện bắt nơtron nhiệt cao hàng thứ hai trong số các nuclide đã biết, chỉ thua Xe135, với giá trị bằng 49.000 barn, nhưng nó cũng có tốc độ cháy hết nhanh và điều này hạn chế tính hữu dụng của nó như là vật liệu làm các thanh kiểm soát trong lò phản ứng hạt nhân. Các hợp chất của gadolini (bao gồm oxit) có thể tạo ra thanh hấp thụ kiểm soát tốt, chúng chỉ đắt hơn một chút so với bo cacbua, là chất hấp thụ chủ yếu trong các phiến kiểm soát. Bên cạnh đó, "tốc độ cháy hết" đề cập trên đây là thông lượng (n/cm²*s) nhân với tiết diện (cm²). Chúng không phải là các đại lượng tách biệt; tiết diện lớn tạo ra "tốc độ cháy hết" lớn. Bên cạnh đó, gadolinia không cháy hết với sự hấp thụ nơtron, nó biến hóa về nguyên tử lượng nhưng vẫn là Gd. Số các nguyên tử Gd vẫn là bất biến; độ phản ứng âm xảy ra do các nguyên tử Gd bị biến hóa thành các đồng vị có tiết diện hấp thụ nơtron nhỏ hơn. Gd160 có tiết diện hấp thụ nơtron nhiệt nhỏ hơn 1 barn và như thế không còn là chất độc hạt nhân có hiệu quả[1].

Gadolini là một chất thuận từ mạnh ở nhiệt độ phòng và thể hiện tính chất sắt từ khi nhiệt độ hạ xuống.

Gadolini thể hiện hiệu ứng từ nhiệt trong đó nhiệt độ của nó tăng lên khi đưa vào trong từ trường và hạ xuống khi rút ra khỏi từ trường. Hiệu ứng được coi là mạnh hơn cho hợp kim của gadolini Gd5(Si2Ge2) [2].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gađolini http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://rad.usuhs.edu/medpix/master.php3?mode=slide... http://www.external.ameslab.gov/news/release/01mag... http://www.fda.gov/cder/drug/infopage/gcca/qa_2007... http://periodic.lanl.gov/elements/64.html //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16431890 http://www.ncnr.nist.gov/resources/n-lengths/eleme... http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/r... //dx.doi.org/10.1093%2Fndt%2Fgfk062 http://education.jlab.org/itselemental/ele064.html